Thí nghiệm Hiệu_ứng_con_khỉ_thứ_100

Năm 1952, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu hành vi của loài khỉ Nhật Bản (Macaca fuscata), một loài khỉ ở đảo Koshima. Họ cho những chú khỉ ở đây những củ khoai lang khá ngon nhưng còn vấy bẩn cát. Lũ khỉ thích thú với những củ khoai lang nhưng thấy khó chịu với cát bẩn bám đầy trên đó. Một con khỉ cái 18 tháng tuổi phát hiện ra nó có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách rửa sạch chúng với nước. Sau đó nó dạy chiêu này cho mẹ của nó và những con khỉ khác cùng lứa với nó bắt chước làm theo. Thoạt tiên việc rửa khoai chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình chú khỉ kia. Nhưng dần dần, hành vi đó lan tỏa ra cả đàn khỉ sống trên hòn đảo nơi gia đình chú khỉ con sinh sống. Một số ít những con khỉ lớn hơn cũng tò mò học theo và biết cách rửa sạch khoai để ăn ngon hơn.

Vào năm 1958, một vài điều khác lạ xảy ra, một đám đông những con khỉ khác nữa cũng lại bắt chước theo và biết cách rửa khoai, ước chừng khoảng 99 con. Cho đến khi, một mức ngưỡng quan trọng xuất hiện là con khỉ thứ 100 bắt đầu biết rửa khoai. Và từ lúc này, việc rửa khoai trước khi ăn đã lan ra những đảo khác mà không có sự giao tiếp, chỉ dạy nào giữa những chú khỉ ở đảo này với đảo kia. Việc rửa khoai đã trở thành một kỹ năng trong ý thức của bầy khỉ. Hiện tượng này được xem như hiệu ứng của "Con khỉ thứ 100", đây chính là một dạng văn hóa ở động vật, tức là sự học hỏi lẫn nhau của các cá thể trong một nhóm, bầy đàn. Người ta ngạc nhiên khi phát hiện, việc rửa khoai trước khi ăn đã lan dần sang cả những chú khỉ ở các hòn đảo lân cận theo một cách nào đó, cho đến khi con khỉ thứ 100 thực hiện hành vi này, người ta nhận ra đây thực sự là một hiệu ứng thú vị.